Mỗi loại thực phẩm sẽ có một nhiệt độ bảo quản riêng. Vì thế khi bảo quản không đúng chất dinh dưỡng, thậm chí hư hỏng ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Các tiêu chuẩn về nhiệt độ bảo quản thực phẩm để giúp mọi người luôn có được sản phẩm tươi ngon. Đặc biệt là những nhà hàng kinh doanh hải sản tươi sống sẽ biết được cách bảo quản nhanh mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Lợi Ích Của Phương Pháp Đông Lạnh Thực Phẩm
Đông lạnh thực phẩm là biện pháp làm lạnh nhanh thực phẩm rồi
trữ đông ở -18 độ. Việc cấp đông sản phẩm sẽ làm chậm sự phát triển của vi
khuẩn - điều đó có nghĩa là nếu thời gian cấp đông không được "siêu
tốc" thì vi khuẩn hoàn toàn có thể sản sinh trong lúc chờ được cấp đông
-18 độ. Điều này chẳng những gây hỏng thực phẩm mà còn gây ra bệnh truyền qua
thực phẩm (nhất là với những món hải sản như cá hồi).
Thực phẩm đông lạnh không cần sử dụng chất bảo
quản nên ngoài công dụng lưu trữ thực phẩm được lâu hơn, chúng sẽ an toàn hơn
so với các loại thực phẩm có sử dụng chất bảo quản.
Tiêu Chuẩn Về Nhiệt Độ Bảo Quản Thực Phẩm
Tươi Sống
Mỗi thực phẩm sẽ có thời gian và nhiệt độ bảo
quản khác nhau. Do đó, bạn cần phân loại thực phẩm cũng như nắm rõ nhiệt độ lý
tưởng của chúng. Chẳng hạn đối với những sản phẩm rau, củ, quả thì nhiệt độ bảo
quản dao động từ 0 – 50C. Với mức
nhiệt độ này, thực phẩm có thể giữ được tối đa 3 ngày và còn nguyên dưỡng chất.
So với nhiều loại sản phẩm khác, hải sản
có nhiều đặc điểm khiến việc bảo quản thường khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy để
giữ được chất lượng trong thời gian dài, hải sản cần bảo quản trong các môi
trường về nhiệt độ, độ ẩm,…Trong đó, nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất ảnh
hưởng trực tiếp đến hương vị và thời gian sử dụng của hải sản.
Vậy Nhiệt Độ Bảo Quản Hải Sản Bao Nhiêu Là
Đạt Chuẩn?
Hải sản cần được đông lạnh ở nhiệt độ tối đa là
4°C. Nhiệt độ cao hơn sản phẩm sẽ bị hỏng một cách nhanh chóng. Cụ thể nhiệt độ
cho từng loại hải sản như sau:
·
Các loại cá
thông thường
Các loại cá nếu chỉ cần bảo quản ngắn ngày có
thể giữ trong ngăn lạnh ở nhiệt độ quanh mức 00C. Còn nếu
muốn giữ trong thời gian dài hơn thì chuyển sang nhiệt độ ở mức âm 18 – 220C. Nhưng
trước khi cho vào tủ đông bạn hãy giữ cá trong túi chống ẩm để tránh bị khô
trong quá trình bảo quản dài.
·
Các loại hải
sản có vỏ (nghêu, sò, ốc, trai, hến,...)
Đối với những loại này trước khi bảo quản phải
rửa sạch và đặt chúng vào một khay không chứa nước, phủ giấy ẩm và bảo
quản ở nhiệt độ 0-40C. Hoặc bạn
dùng các loại hộp kín để đựng và bảo quản ở nhiệt độ đông.
·
Các loại
tôm, cua
Thông thường hai loại hải sản này nên được dùng
ngay trong ngày. Vì thế, chúng thường chỉ ướp đá giữ lạnh và tiêu thụ
ngay lập tức. Còn nếu muốn bảo quản dài ngày để kinh doanh, bạn phải hạ xuống
mức âm 18 – 220C để duy trì
chất lượng.
Bên cạnh nhiệt độ lý tưởng thì bạn cần phải đảm bảo hải sản sẽ được làm đông trong thời gian ngắn nhất. Vì nếu thời gian càng lâu thì độ tươi, giá trị dinh dưỡng sẽ giảm đi đáng kể.