Header Ads

 Hiện này, sử dụng các thực phẩm đông lạnh không còn xa lạ đối với mỗi gia đình vì sự tiện lợi, nhanh chóng của chúng. Tuy nhiên, trước khi chế biến thực phẩm, bạn cần phải rã đông các thực phẩm đông lạnh. Vậy rã đông thực phẩm như thế nào mới đúng cách và an toàn cho sức khỏe? Hãy cũng Điện Lạnh Biển Bạc tham khảo những các rã đông sau đây

Tại sao cần phải rã đông thực phẩm đúng cách

Các thực phẩm thường được làm đông lạnh với mục đích chính là không làm chúng bị hư hỏng, biến chất và có thể bảo quản được trong khoảng thời gian dài. Cách này sẽ làm giảm hoạt động vi sinh vật và các enzim, giảm tốc độ oxy hóa chất béo và protein.

Việc rã đông sai cách có thể làm tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn có hại trên thực phẩm. Nguyên nhân là do thực phẩm sau khi đông lạnh rất dễ bị nhiễm khuẩn nếu không được rã đông đúng cách. Chính vì vậy, việc ra đông thực phẩm đông lạnh đúng cách là điều vô cùng quan trọng.

Các cách rã đông thực phẩm đông lạnh 

1. Rã đông từ từ bằng ngăn mát tủ lạnh

Hình thức rã đông bằng ngăn mát tủ lạnh là sự lựa chọn tối ưu và an toàn nhất cho thực phẩm đông lạnh của bạn. Chỉ cần di chuyển thực phẩm từ ngăn đông xuống ngăn mát là một cách đơn giản, nhanh chóng. Tuy nhiên, với cách rã đông này sẽ tốn nhiều thời gian để thực phẩm được rã đông hoàn toàn.

Ngoài ra, để nước từ thực phẩm đông đá không chảy ra tủ lạnh, bạn nên để thực phẩm vào hộp đựng thực phẩm, bát hoặc túi bọc kín. Với phương pháp này, thực phẩm sẽ tránh được nguy cơ bị nhiễm khuẩn bởi môi trường bên ngoài.

Bên cạnh đó, rã đông từ từ ở ngăn mát tủ lạnh còn giúp bạn có thể bảo quản thực phẩm thêm 3-5 ngày nếu chưa chế biến ngay mà không làm thực phẩm bị hư hỏng hoặc biến chất. 

Có thể nói, đây là một trong những cách rã đông mà Điện Lạnh Biển Bạc khuyên dùng, bởi chúng đảm bảo được chất lượng thực phẩm và bảo vệ sức khỏe của gia đình bạn.

2. Rã đông thực phẩm bằng nước lạnh

Việc sử dụng nước lạnh để rã đông luôn là cách làm hiệu quả và đơn giản để bạn có thể sử dụng. Cách này giúp thực phẩm phục hồi lại cấu trúc như ban đầu. Bạn nên lưu ý rằng hãy cho thực phẩm vào túi kín trước khi rã đông chúng trong nước lạnh, nhằm tránh sự xâm nhập của vi khuẩn và mất đi chất dinh dưỡng. Thời gian rã đông của cách này ngắn hơi thời gian rã đông bằng ngăn mát tủ lạnh, thường chỉ kéo dài từ 45 phút đến 2 tiếng tùy theo trọng lượng của thực phẩm. 

Bạn có thể cho một chút muối hoặc gừng tươi đập dập vào nước để thực phẩm tươi ngon trở lại. Cần lưu ý thay nước mỗi 30p/lần và phải nấu ngay sau khi thực phẩm được rã đông để đảm bảo thực phẩm giữ được hương vị và không bị biến chất.

3. Dùng lò vi sóng để rã đông thực phẩm

Bạn có thể sử dụng lò vi sóng để rã đông thực phẩm. Phương pháp này sẽ giúp thời gian rã đông thực phẩm cực kì nhanh chóng khi bạn cho chúng vào lò.

Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp khi bạn chế biến ngay sau khi rã đông vì nếu để lâu ở môi trường ngoài sẽ khiến cho vi khuẩn sinh sôi, ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình bạn.


Những sai lầm khi rã đông thực phẩm đông lạnh

1. Không rã đông bằng cách nấu nóng thực phẩm

Thời gian rã đông của các thực phẩm thường sẽ mất thời gian nên bạn nghĩ rằng nên cho vào nồi và nấu chín chúng luôn để tiết kiệm thời gian? Cách này không những khiến thời gian nấu sẽ lâu hơn mà còn làm cho những chất dinh dưỡng bị phân hủy hết. 

Chính vì vậy, dù có tốn thời gian một chút, bạn nên rã đông thực phẩm trước rồi hãy chế biến món ăn nhé. 

2. Không rã đông cá quá mềm

Cá sẽ bị nhạt vị và mất chất dinh dưỡng nếu rã đông quá lâu. Vì vậy, bạn chỉ nên rã đông vừa phải, cá vừa mềm tới rồi đem đi chế biến là được. 

3. Không rã đông thực phẩm bằng nhiệt độ thường

Rất nhiều bà nội trợ nghĩ rằng để thực phẩm đông lạnh ra ngoài nhiệt độ thường rồi đợi chúng rã đông tự nhiên là cách tốt nhất.

Tuy nhiên, đây lại chính là một sai lầm cần tránh bởi vì dù ở điều kiện thời tiết mùa đông, thực phầm khi tiếp xúc với môi trường nhiệt độ thường vẫn có nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập và gây hư hỏng.

4. Tái trữ đông thực phẩm đã rã đông

Khi đã lỡ rã đông thực phẩm nhiều hơn so với nhu cầu cần nấu, bận vẫn nên chế biến hết phần thực phẩm đó mà không trữ đông lần thứ hai.

Vì thực phẩm một khi đã được rã đông rất dễ bị nhiễm khuẩn. Việc trữ đông lại sẽ tạo điều kiến cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây đến việc ảnh hưởng chất lượng thực phẩm, có thể gây ngộ độ khi sử dụng lần tiếp theo.

5. Rã đông bằng lò vi sóng nhưng không sử dụng ngay

Nếu đã rã đông thực phẩm bằng lò vi sóng mà không chế biến ngay thì vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công, sinh sôi, gây tình trạng ôi thiu thực phẩm. Vì vậy cần lưu ý chỉ khi nào đã sẵn sàng  chế biến món ăn thì mới rã động theo cách này.

6. Ngâm thực phẩm đông lạnh trong nước nóng

Nhiều bà nội trợ có thói quen sử dụng nước nóng để rã đông thực phẩm cho nhanh, giúp tiết kiệm thời gian.

Tuy nhiên, cách làm này sẽ khiến mặt ngoài của thực phẩm ấm lên, rã đông nhanh chóng còn bên trong vẫn đông đá. Như vậy, thực phẩm vừa kém ngon vừa khiến vi khuẩn có điều kiện nảy nở ở mặt ngoài.

7. Rã đông rau củ và trái cây

Các loại rau củ, trái cây nếu rã đông sẽ dễ bị mềm nhũn và mất chất dinh dưỡng, ảnh hưởng tới hương vị. Chính vì vậy, với rau củ bạn nên cho vào nồi nấu luôn, còn trái cây thì để xuống ngăn mát hoặc rửa qua với nước lạnh cho bớt đá là được.


Trên đây là những chia sẻ của Điện Lạnh Biển Bạc về cách rã đông thực phẩm an toàn cho sức khỏe. Hy vọng những kiến thức về cách rã đông thực phẩm sẽ giúp ích cho gia đình bạn.

Xem Thêm: Cách bảo quản trái cây tươi lâu trong tủ lạnh

Mới hơn Cũ hơn