Hiện nay, nhu cầu sử dụng kho đông lạnh cho các kho thực phẩm, nông sản, thủy hải sản ngày càng tăng cao, đặc biệt phổ biến ở các khu công nghiệp, nhà máy chế biến, … Trong bài viết dưới đây, Điện Lạnh Biển Bạc sẽ giúp bạn tìm hiểu về những lưu ý khi thiết kế kho lạnh?
Các thông số quan trọng trong thiết kế kho lạnh
1, Chọn nhiệt độ bảo quản thích hợp
Mỗi loại sản phẩm bảo quản yêu cầu một mức nhiệt độ khác nhau, nhiệt độ bảo quản sản phẩm đông lạnh càng thấp thì chất lượng của sản phẩm cũng như thời gian bảo quản cũng lâu hơn. Trong việc sử dụng kho lạnh bảo quản, nhiệt độ bảo quản càng thấp thì đồng nghĩa với việc chi phí lạnh càng cao.
Muốn chọn nhiệt độ kho lạnh thích hợp thì cần tính tới thời gian bảo quản, Muốn sản phẩm được bảo quản trong thời gian dài chúng ta phải chọn thiết kế kho lạnh với cụm máy nén, dàn lạnh với nhiệt độ thấp phù hợp với điều kiện bảo quản sản phẩm.
Nhiệt độ bảo quản tiêu chuẩn
Ở các nước Châu Âu, nhiệt độ bảo quản thường ở mức -30 độ C. Có một số mặt hàng bảo quản ở nhiệt độ cao hơn nếu thời gian bảo quản không dài. Đối với mặt hàng cá, loại cá gầy sẽ bảo quản ở nhiệt độ -20 độ C. Trong khi đó cá béo là – 30 độ C.
Nước ta quy định nhiệt độ bảo quản các mặt hàng thủy sản đông lạnh là – 18 độ C ÷ – 25 độ C. Những con số này là nguồn thông tin cần thiết nếu bạn đang tìm hiểu về cách thiết kế kho lạnh. Dựa trên thời gian cũng như sản phẩm bảo quản để thiết kế một con số phù hợp.
2. Cần tính đến độ ẩm không khí trong kho
Không chỉ nhiệt độ mà độ ẩm không khi trong kho lạnh cũng là điều mà chúng ta cần tính tới. Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn tới bề mặt sản phẩm đông lạnh sau khi bảo quản. Vì sao lại như vậy? Lý do là bởi độ ẩm không khí liên quan tới hiện tượng thăng hoa của nước đá có trong các sản phẩm. Đây chính là lý do độ ẩm không khí trong kho cũng cần dựa trên từng loại sản phẩm.
Với các sản phẩm không bao gói cách ẩm thì khi thiết kế thi công kho lạnh nên để độ ẩm cao. Độ ẩm không khí ở mức 95%. Với sản phẩm đóng gói cách ẩm thì độ ẩm không khi trong kho sẽ ở mức 85 ÷ 90%.
3. Thông số địa lý, khí tượng, khí hậu ở địa phương
Thông số địa lý và khí tượng được thống kê trong nhiều năm. Cách thiết kế kho lạnh đảm bảo được độ an toàn cao là lấy giá trị tương ứng về chế độ khí hậu khắc nghiệt nhất. Đây sẽ là con số quan trọng, đảm bảo cho kho lạnh vận hành tốt trong mọi điều kiện khí hậu.
4. Dựa trên phương pháp tính điện tải kho lạnh
Ngoài thông số về nhiệt độ, độ ẩm thì nhiệt tải kho lạnh cũng là yếu tố mà bạn cần tính tới. Tính nhiệt tải kho lạnh là gì? Về cơ bản, đây là việc tính toán những dòng điện khác nhau đi từ môi trường bên ngoài vào kho lạnh cũng như các nguồn điện mà kho lạnh sinh ra. Nó chính là dòng nhiệt tổn thất mà máy lạnh cần phải đáp ứng được về mặt công suất để có thể thải ra ngoài môi trường. Bên cạnh đó cần đảm bảo khu vực buồng lạnh cũng như không khí ở môi trường bên ngoài có sự chênh lệch nhiệt độ ổn định.
Cách thiết kế kho lạnh không thể bỏ qua thông số tính nhiệt tải kho lạnh bởi đây là việc làm cần thiết để tính toán được năng suất máy nén cần lắp đặt.
5. Khi thiết kế kho lạnh cần chọn máy và thiết bị phù hợp
Muốn chọn máy cũng như thiết bị khi thiết kế kho lạnh thì bạn cần dựa trên năng suất, môi chất và chu trình lạnh sử dụng:
• Máy nén piston 2 cấp: Nhiệt độ sôi thấp bởi nhiệt độ không khí trong kho luôn ở mức thấp. Trong khi đó, dùng môi chất NH3 thì tỷ số nén không thể dùng máy nén cấp 1. Vì vậy, gợi ý hoàn hảo nhất dành cho bạn là máy nén cấp 2.
• Chọn thiết bị ngưng tụ ống chùm vỏ bọc nằm ngang.
• Chọn 3 dàn bay hơi, mỗi dàn 3 quạt với công suất như nhau.
• Chọn 3 van tiết lưu màng cân bằng ngoài.
• Chọn thiết bị phụ: Bình chứa cao cấp, tháp giải nhiệt, bình trung gian, bình tách lỏng, tách dầu, bơm giải nhiệt,….
Những điều lưu ý khi thiết kế kho đông lạnh
Chọn địa điểm xây dựng
Chọn địa điểm xây dựng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng khi làm kho đông lạnh. Bởi điều này sẽ quyết định tới độ bền cũng như cấu trúc của kho lạnh khi đưa vào sử dụng.
Đối với địa điểm xây dựng thì bạn nên xem xét về các thông số địa lý, địa hình. Đặc biệt là không nên bỏ qua những yếu tố như: Khu cư dân sinh sống xung quanh, thời tiết,… Bởi tất cả những vấn đề này sẽ giúp bạn đưa ra phương án thiết kế kho lạnh đảm bảo phù hợp nhất với tình hình thực tế. Từ đó mang đến hiệu quả cao, cũng như tiết kiệm được chi phí thi công nhất. Đồng thời còn không gây ảnh hưởng đến môi trường sống ở xung quanh.
Cấu trúc thiết kế kho đông lạnh
Cấu trúc kho lạnh cũng là yếu tố có đóng vai trò quan trọng. Nếu không được thiết kế một cách cẩn thận thì khi đưa vào sử dụng sẽ sẽ xảy ra những tình trạng hở nhiệt hay cách ẩm không tốt. Từ đó, khiến cho nhiệt độ kho lạnh không ổn định, dao động nhiều. Đồng thời rất dễ xảy ra hiện tượng tan chảy gây hư hỏng sản phẩm bảo quản.
Chế độ bảo quản bên trong
Chế độ bảo quản bên trong chính là các yếu tố liên quan đến tốc độ không khí, độ ẩm, nhiệt độ,… Những yếu tố này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng bảo quản thực phẩm. Thế nên, bạn cần phải xác định và tính toán những thông số này phù hợp để đảm bảo hàng hóa có thể được bảo quản một cách tốt nhất.
Với những loại sản phẩm không bao gói cách ẩm thì khi thiết kế kho đông lạnh thì bạn nên để độ ẩm không khí ở mức khoảng 95%. Với mặt hàng đóng gói cách ẩm thì độ ẩm không khí ở trong kho sẽ ở mức khoảng 85 ÷ 90%.
Chọn máy và thiết bị phù hợp
Muốn chọn thiết bị và máy khi thiết kế, lắp đặt kho đông lạnh thì bạn cần dựa trên môi chất, năng suất và chu trình lạnh sử dụng. Cụ thể như sau:
• Máy nén piston 2 cấp: Có nhiệt độ sôi thấp do nhiệt độ không khí ở trong kho lạnh luôn ở mức thấp. Trong khi đó, sử dụng môi chất NH3 thì tỷ số nén sẽ không thể dùng máy nén cấp 1 được. Thế nên, gợi ý hoàn hảo nhất chính là bạn hãy lựa chọn máy nén cấp 2.
• Chọn lựa thiết bị ngưng tụ ống chùm có vỏ bọc nằm ngang.
• Chọn lựa 3 van tiết lưu màng cân bằng bên ngoài.
• Chọn lựa 3 dàn bay hơi, mỗi dàn có 3 quạt với công suất bằng nhau.
Nguồn điện khi thiết kế kho đông lạnh
Để kho đông lạnh có thể hoạt động tốt với thời gian sử dụng lâu dài thì bạn cần phải lắp đặt nguồn điện thích hợp. Đối với kho lắp đặt máy làm lạnh có mức công suất dưới 5kW thì nên sử dụng điện lưới 1 pha. Còn với những kho làm lạnh có công suất, diện tích lớn thì nên sử dụng lưới điện 3 pha. Đồng thời, cấp nguồn riêng để tránh tình trạng lệch pha dẫn đến những sự cố không may xảy ra.