Hệ thống kho lạnh là phương pháp bảo quản thực phẩm đang được ưu chuộng sử dụng hàng đầu hiện nay.
Vậy khi bảo quản thực phẩm bằng phương pháp này có những lợi thế gì? Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh ra sao? Chúng có thuận tiện sử dụng, vận chuyển và lắp đặt?
Tất cả những câu hỏi trên có phải các bạn đang cần được giải đáp?
Nếu đúng vậy, thì xin chúc mừng. Tất cả các thắc mắc trên đã được Kho lạnh bảo quản giá rẻ giải đáp trong bài viết này.
Nguyên lý cấp đông của kho lạnh
- Để vận hành một hệ thống kho lạnh trơn tru, an toàn và tiết kiệm. Điều đầu tiên mà bạn cần biết đó chính là nguyên lý hoạt động của nó. Vậy hệ thống này hoạt động như thế nào?
- Sử dụng phương pháp làm lạnh bằng không khí đối lưu cưỡng bức với sản phẩm cấp đông dạng block, dạng rời được đặt trong các khay và chất lên các xe cấp đông.
- Xe cấp đông làm bằng vật liệu inox, có nhiều tầng, khoảng cách giữa các tầng đủ lớn để sau khi xếp các khay sản phẩm vào vẫn còn khoảng hở nhất định để không khí lạnh tuần hoàn đi qua.
- Không khí lạnh tuần hoàn cưỡng bức trong kho xuyên qua khe hở giữa các khay và trao đổi nhiệt về cả hai phía. Quá trình trao đổi nhiệt ở đây là trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức, phía trên trao đổi trực tiếp với sản phẩm, phía dưới trao đổi qua khay cấp đông và dẫn nhiệt vào sản phẩm.
- Nhiệt độ không khí trong buồng cấp đông đạt –35oC. Do đó thời gian cấp đông khá nhanh, đối với sản phẩm dạng rời khoảng 3 giờ/mẻ, sản phẩm dạng block khoảng 7 đến 9 giờ/mẻ.
- Dàn lạnh kho cấp đông thường bám tuyết rất nhiều, do sản phẩm cấp đông còn tươi và để trần, nên phải được xả băng tuyết thường xuyên. Tuy nhiên việc xả bằng cũng kèm theo tổn thất nhiệt nhất định, đồng thời ngưng làm lạnh nên thời gian xả băng bị kéo dài. Người ta thường chọn giải pháp xả băng bằng nước cho dàn lạnh kho cấp đông.
- Sơ đồ nguyên lý hệ thống và cấu tạo các thiết bị sử dụng trong các kho cấp đông tương đối đơn giản, dễ chế tạo.
Cấu tạo hệ thống cấp đông kho lạnh
- Máy nén: hệ thống sử dụng máy nén 2 cấp. Các loại máy nén lạnh thường hay được sử dụng là MYCOM, York-Frick, Bitzer, Copeland vv…
- Bình trung gian: đối với hệ thống lạnh 2 cấp sử dụng frêôn người ta thường sử dụng bình trung gian kiểu nằm ngang. Bình trung gian kiểu này rất gọn, thuận lợi lắp đặt, vận hành và các thiết bị phụ đi kèm ít hơn.
+ Đối với hệ thống nhỏ có thể sử dụng bình trung gian kiểu tấm bản của Alfalaval chi phí thấp nhưng rất hiệu quả.
+ Đối với hệ thống NH3, người ta sử dụng bình trung gian kiểu đứng với đầy đủ các thiết bị bảo vệ, an toàn.
– Bình tách lỏng hồi nhiệt: Trong các hệ thống lạnh thường các thiết bị kết hợp một hay nhiều công dụng. Trong hệ thống frêôn người ta sử dụng bình tách lỏng kiêm chức năng hồi nhiệt. Sự kết hợp này thường làm tăng hiệu quả của cả 2 chức năng.
– Vỏ kho: Vỏ kho lạnh được lắp ghép từ các tấm panel polyurethan, dày 150mm. Riêng nền kho, không sử dụng các tấm panel mà được xây bê tông có khả năng chịu tải trọng lớn. Nền kho được xây và lót cách nhiệt giống như nền kho xây. Để gió tuần hoàn đều trong kho người ta làm trần giả tạo nên kênh tuần hoàn gió.
– Các thiết bị khác: Ngoài thiết bị đặc biệt đặc trưng cho hệ thống kho cấp đông sử dụng R22, các thiết bị khác như thiết bị ngưng tụ, bình chứa cao áp, tháp giải nhiệt vv.. không có điểm khác đặc biệt nào so với các hệ thống khác.
Trên đây là toàn bộ những trang thiết bị phục vụ cho việc lắp đặt và bố trí của hệ thống kho lạnh. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn và đừng quên tham khảo thêm thông tin mới nhất tại đây.
Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp xin vui lòng liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH BIỂN BẠC
Địa chỉ : Số 812 & 1057, đường Phúc Diễn, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Mã số thuế: 0106802243
Hotline: 0926 381 999
Điện thoại: 02462 543 777