Với đặc điểm khác biệt không giống với các loại kho hàng thông thường, kho lạnh sau khi dùng một thời gian thường có sự cố xảy ra bởi một lý do nào đó. Vì vậy, việc bảo trì và bảo dưỡng kho lạnh là điều cần thiết phải làm định kỳ đối với bất cứ nhà kho lớn nhỏ nào. Cùng Điện Lạnh Biển Bạc tìm hiểu chi tiết quy trình bảo dưỡng kho lạnh cụ thể qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
Tại sao cần bảo trì và bảo dưỡng kho lạnh?
Để kho lạnh hoạt động tốt và bền bỉ thì công tác bảo trì kho lạnh là rất quan trọng. Những doanh nghiệp lớn thường có đội ngũ kỹ thuật của công ty thực hiện công việc bảo trì, bảo dưỡng này thường xuyên. Còn các đơn vị nhỏ hoặc các công ty không có đội kỹ thuật thì sao?
Theo như những kỹ sư của các nhà máy lớn sản xuất cụm máy cho kho lạnh từ các nước như Ý, Đức, Pháp, Mỹ, Nhật. Họ luôn khuyến cáo nên bảo trì, bảo dưỡng kho lạnh nói chung và các thiết bị lạnh như cụm máy nén dàn ngưng, dàn lạnh, quạt kho lạnh và các thiết bị khác trong kho lạnh đều đặn 3-4 tháng/ lần thì độ ổn định của kho lạnh và tuổi thọ của thiết bị sẽ dài hơn 40%-50% so với các kho lạnh không được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ.
Quy trình bảo trì, bảo dưỡng kho lạnh
Bước 1: Vận chuyển, di dời sao cho kho hàng có ít hàng hóa nhất.
Bước 2: Tắt chế độ nhiệt độ thấp để thuận tiện cho việc vệ sinh hơn.
Bước 3: Vệ sinh, vứt bỏ các đồ dùng, vật dụng không cần thiết trong kho. Đảm bảo không gian nhà kho thông thoáng, rộng rãi để vệ sinh hiệu quả. Sử dụng chổi để quét các loại rác lớn.
Bước 4: Vệ sinh, lau chùi máy móc thiết bị xung quanh trong kho lạnh.
Bước 5: Đối với các thiết bị, khu vực bị bụi bẩn, chất bẩn bám lâu ngày dưới nhiệt độ thấp thì cần sử dụng đến máy chà sàn để xử lý triệt để. Kết hợp với hóa chất vệ sinh để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Bước 6: Sử dụng máy hút bụi khô công nghiệp xử lý các vết nước đọng, hút sạch nước bẩn và hóa chất còn trên sàn, tránh bỏ sót bất cứ vị trí nào.
Công tác bảo trì, bảo dưỡng kho lạnh gồm các bước nào?
1. Bảo trì vỏ kho lạnh
- Kiểm tra ngoại quan vỏ kho lạnh: Kiểm tra toàn bộ bên ngoài vỏ kho lạnh xem có hư hỏng, móp méo do va đập hoặc sàn kho lạnh có hư hỏng để đề ra phương án xử lý hoặc thay thế
- Kiểm tra cửa kho lạnh: Kiểm tra gioăng cửa, bản lề, khóa, điện trở sưởi cửa. Nếu có xuống cấp, kẹt khóa hay điện trở giảm nóng thì có phương án xử lý hoặc thay mới
- Kiểm tra van thông áp, chuông báo động chống nhốt, đèn chiếu sáng, rèm kho lạnh xem có xuống cấp hoặc dấu hiệu hư hỏng thì đề xuất phương án xử lý phù hợp.
2. Bảo trì cụm máy nén dàn ngưng
- Kiểm tra dàn nóng (giải nhiệt gió) và kiểm tra bình ngưng cùng tháp giải nhiệt (giải nhiệt nước): Kiểm tra xem có bám bụi, đóng cặn không để vệ sinh sạch sẽ. Nên thường xuyên kiểm tra và vệ sinh định kỳ 3 hoặc 4 tháng/1 lần đối với khu vực ít bụi, vệ sinh định kỳ 2 tháng/ lần đối với khu vực nhiều bụi
- Kiểm tra quạt giải nhiệt: Kiểm tra lượng gió thổi, quạt kêu không, quạt có yếu không để có hướng xử lý thích hợp đồng thời vệ sinh sạch sẽ
- Kiểm tra máy nén, phin lọc, kính gas, van chặn, van điện từ: Đây là các thiết bị chính của hệ thống, cần kiểm tra kỹ xem có thiết bị nào xuống cấp, bổ sung dầu, nhớt hoặc thêm gas cho hệ thống nếu cần thiết. Cần kỹ thuật nhiều kinh nghiệm để kiểm tra, xử lý bảo trì, bảo dưỡng cho hệ thống hoạt động bền bỉ và lâu dài.
- Kiểm tra gas: Kiểm tra gas trong hệ thống có bị rò rỉ gì không và có hướng xử lý tránh tình trạng không đảm bảo nhiệt độ trong kho lạnh.
3. Bảo trì dàn lạnh kho lạnh
- Kiểm tra quạt dàn lạnh: Kiểm tra quạt hoạt động tốt không, lượng gió quạt thổi ra, có kêu không…
- Kiểm tra điện trở xả đá: Đo trở xem điện trở còn tốt không hay đã yếu trở, có cần thay thế hay điều chỉnh gì không
- Kiểm tra lượng tuyết bám khi kho lạnh vận hành: Theo dõi lượng tuyết bám dàn có đều không, hơi lạnh luân chuyển trong kho lạnh có đều không.
- Kiểm tra hệ thống thoát nước: Kiểm tra khi xả đá thì hệ thống thoát nước có thoát nước tốt không, có nghẹt chỗ nào thì xử lý ngay.
- Kiểm tra van tiết lưu xem đóng mở tốt không: Theo dõi van đóng mở khi hệ thống vận hành để có đề xuất xử lý thích hợp.
4. Bảo trì tủ điều khiển kho lạnh
- Kiểm tra nguồn điện đầu vào: Kiểm tra các pha điện đầu vào có quá tải, lệch tải hoặc thiếu tải không. Nếu có thì đề ra hướng xử lý
- Kiểm tra các thiết bị điện trong tủ điện: Kiểm tra xem các thiết bị có bị giảm tải hoặc rò rỉ trong quá trình sử dụng lâu ngày không. Nếu có thì cần xử lý hoặc thay thế.
- Kiểm tra an toàn hệ thống điện, hệ thống chịu tải, hệ thống dây dẫn, tránh xảy ra rò rỉ điện dẫn đến cháy nổ các thiết bị điện và các sự cố nghiêm trọng khác.
Đối với Cơ Điện Lạnh Biển Bạc, Quý khách hàng đảm bảo sẽ luôn hài lòng về cách phục vụ tận tâm và nhiệt tình trong công việc của các kỹ thuật viên và có chế độ bảo hành các công việc đã làm đã được nhận
>>> Xem Thêm: Thiết kế, thi công kho lạnh đạt tiêu chuẩn - Điện Lạnh Biển Bạc